SIMACAI24H.HFORUM.BIZ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SIMACAI24H.HFORUM.BIZ


 
Trang ChínhNhững người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai I_icon_mini_portalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 

 

 Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Wed Apr 28, 2010 12:10 pm

Admin
Administrators
Admin

Administrators

https://simacai24h.forumvi.com
Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai Th_4310Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai Th_4710Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai Th_4310
To^i : Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai In%20Love
Name : Leinh Chieuw
Kết hôn : MậpLazy
Số bài gửi : 301
USD : 2147483617
Birthday : 14/02/1988
Gia Nhập : 23/04/2010

Bài gửiTiêu đề: Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai

 
Trên nóc nhà cao 1500m Simacai (thứ 2 toàn Đông Dương) ;
bên những cung đường cheo leo xóc đến lộn ruột của "Miền Tây đỉnh núi",
có những con người đang ngày đêm cắm bản theo đúng nghĩa nhất. Họ
cùng sống với người Mông; sinh hoạt như người Mông và mang về cho người
Mông vốn lâu nay chỉ biết đến đá núi, cây rừng và mây phủ... thêm con
chữ. Công việc của họ giống như một cuộc đua trường kỳ và vĩ đại; đua
với khí hậu khắc nhiệt của miền Tây; đua với cái nghèo đói cố hữu và
quan trọng hơn: Cuộc đua với chính bản thân mình.

Từ những chiếc váy hoa quấn bao tải gạo

Năm 1991, khi Thào Chư Phìn thực hiện mô hình bán trú dân nuôi; những
người Mông; Nùng và Thu Lao trên đỉnh cao nguyên đá Simacai lần đầu tiên
được biết đến việc "phải nấu ăn cho cái bụng của mấy chục người tao
không quen biết". Nhưng từ đó đến nay, sáng tạo của Thào Chư Phìn đã
được áp dụng hầu hết cho toàn huyện.

Người Mông đã không còn lạ với việc những đứa con lũn cũn của mình cứ
sáng thứ 2 vục lấy 8 bát gạo, đổ cái rào vào túi xách rồi lễ mễ; còng
lưng cõng lên trường để nộp. Người Nùng cũng quen dần mùi khói trong bếp
ăn của những mái trường Sín Chéng, Bản Mế, Quan Thần Sán. Nhưng bản
thân những người trực tiếp sống với các cháu thì vẫn chưa thể nào quen
với cái mô hình rất đáng tự hào, đã nhiều lần được báo đài Trung ương ca
ngợi ấy.

Cô Phạm Thị Thanh Cẩm năm nay mới 27 tuổi nhưng đã có tới 7 năm cố ép
mình làm quen với "nhà ăn đóng góp" Simacai. Học sinh cô Cẩm hầu hết là
con em người Mèo; sống chon von trên đỉnh núi. Từ nhà đến trường có khi
phải đi bộ cả ngày đường rừng. Nên khi tới trường Sín Chéng, “bao gạo -
tám bát” trở thành một cực hình về sức nặng cho những đôi vai mới 8, 9
tuổi đầu.

Mỗi lần đón cháu ở cổng, nhìn cái mặt ngờ nghệch; đôi chân trần đen sạm
và chai cứng lại nhưng vẫn không chịu bỏ bao gạo con con trên lưng
xuống, cô lại thấy nhói lòng. Hình ảnh những bé gái người Mông váy xòe,
mặt xinh xắn, đi những đôi giày rất điệu hình như chưa bao giờ xuất hiện
ở vùng cao Sín Chéng này. Chỉ có những đứa bé cuốn quanh áo hoa vòng
bao tải gạo để đến trường. Nhưng đó chưa phải là điều duy nhất khiến cô
Cẩm "không nỡ quen" với mô hình bán trú. Cô tâm sự:

- Nhà báo có thấy các cháu xách theo cặp lồng cơm không? Đấy là khẩu
phần trưa đấy.

Nói đoạn cô giở một cặp lồng cho chúng tôi thấy rõ

- Đấy, nhà báo thấy đấy, toàn cơm không với khoai rừng. Nhà nào sung túc
nhất thì cũng chỉ có thêm1 nắp mèn mén thiu trộn ớt. Ngay cả bữa ăn
chung của trường, cũng chỉ có cơm với rau cải luộc, cộng thêm chút mỡ.
Các cháu nó ăn thế, chứ ăn nữa cũng làm sao đủ sức học được.

Xuất phát từ những trăn trở ấy; năm 2001, nghĩa là chỉ một năm sau khi
lên với núi đá đen Sín Chéng, người phụ nữ nhỏ thó quê Yên Bái ấy đã bàn
với chồng cũng là giáo viên cấp II nấu thêm thức ăn cho các cháu. Từ đó
cứ 1 tuần 2 bữa, cô giáo Kinh lại dậy từ tờ mờ sáng; đợi chợ Sín Chéng
họp (thứ tư và chủ nhật), mua lấy dăm lạng thịt; rồi băm ra nấu với rau
cải. Đồng bào Mông thấy cô giáo hay mua, cứ nhe răng ra cười hề hề: "Sao
cô giáo mua lắm thế. Bằng đấy thịt, nhà tao ăn cả năm mới hết. Chỉ có
đến lễ Sắn say (Tết người Mông), mấy đứa con tao mới được ăn thịt đấy.
Làm con cô giáo sướng quá".

Với đồng lương 1,8 triệu đồng, việc xoay xở cho gia đình dưới xuôi đã là
cả một vấn đề lớn; nhưng mỗi lần thấy các cháu hau háu nhìn vào bát
canh lều phều mỡ, cô lại không thể đành lòng.

- Nhiều lúc, về nhà nghĩ mãi mà tôi cũng không biết phải làm thế nào nhà
báo ạ. Lương như thế, các cháu như thế, chọn đường nào cũng dở. Nhưng
thôi thì cứ cố. Mình coi các cháu như con mình cả. Bỏ chúng đói làm sao
được.
Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai 7a

Hết lòng vì học trò
Những thầy cô giáo người Kinh khác cũng nhìn vào việc làm "ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng" của cô Cẩm để làm theo. Tính đến nay, ở tất cả các
cụm trường Sín Chéng, mỗi tháng các thầy cô đều trích ra 30.000 đồng
trong khoản lương ít ỏi của mình để cải thiện bữa ăn cho học sinh nội
trú. Số tiền tính ra không nhiều, 1 trường đông nhất như Sín Chéng 1 của
cô Cẩm với 12 giáo viên cũng chỉ có thêm 360.000/tháng để cộng vào
những bữa ăn toàn gạo, ngô, khoai của mỗi em đĩa con con thịt mỏng.

Nhưng với những “công dân Mèo tí hon” xa ngái vốn 1 năm chỉ 1 lần được
biết đến mùi thắng cố; đó đã là cả một niềm hạnh phúc lớn lao. Giàng A
Hòa, học sinh lớp 3A, hồn nhiên khoe: “Thưa thầy; (học sinh Mông gặp ai
người Kinh cũng quen gọi là thầy cô) đi học vui lắm; vừa được no cái
bụng; vừa được ăn thịt 2 lần 1 tuần (vẫn vào phiên chợ thứ 4 và chủ
nhật). Hơn cả Tết Sắn say trên rãy”.

Nghe đến đây, chúng tôi chợt giật mình nhớ lại lời cô Cẩm: “Đã 4 năm nay
tôi không đi chợ Simacai hay; chợ Bắc Hà vì mỗi lần đi; nhìn cái gì
cũng thấy thích, cái gì cũng muốn mua. Nhưng khi về trường rồi, nhìn các
cháu không có gì để ăn, mình lại tiếc. Số tiền mình đi chợ chơi một
buổi đủ cho một lớp 17 người ăn cả tuần nhà báo ạ.”

Đến bài ca của những người vượt rừng kiếm tìm trẻ

Làm giáo viên trên vùng cao Sín Chéng, các thầy các cô còn phải tập thói
quen sáng sớm băng rừng đến kéo những em học sinh người Mèo trên rẻo
cao đến lớp. Và câu chuyện của những chuyến đi ấy được chính những người
Mông nơi đây ghi nhận và dệt lại thành một bài ca lưu truyền mãi.

Năm 1998, sau khi xây dựng cơ bản thành công mô hình bán trú dân nuôi,
vấn đề đau đầu thứ 2 mà cả trường tiểu học Sín Chéng gặp phải là tìm cho
đủ học sinh đến lớp. Mà núi rừng Simacai thì bạt ngàn quá, giáo viên
người Kinh như lọt thỏm dưới những vách đá đen sừng sững. Đường đi không
nắm rõ, tiếng Mông cũng lơ mơ; thành ra việc vượt rừng, tìm bản và vận
động tuyên truyền trở thành một thử thách lớn. Giữa giai đoạn khó khăn
nhất ấy, một tổ công tác được thành lập gồm có 2 giáo viên nam và một
giáo viên nữ. Trong số đó giờ chỉ còn sót lại cô Nguyễn Hương Giang, 28
tuổi; hiện là giáo viên trường tiểu học Sín Chéng 1.

Nhóm có nhiệm vụ tiền trạm, lập danh sách các em đến độ tuổi đi học và
thuyết phục bước đầu để người Mông “thả” con cho trường dạy dỗ. Thời
gian ấy, đường đi lên các bản chỉ là những lối mòn ngựa chạy, lởm chởm
đá và dốc đứng như triền núi phạt nghiêng. Người đi không thể đứng
thẳng, mà trên lưng vẫn phải khoác gùi thức ăn khô nặng trịch.

Các thầy cô cứ vừa đi, vừa hỏi đường; tìm vào tận những “nhà lều” bản
Mế, những ngôi nhà một mái chon von trên đồi Sàn Chúng. Có khi đi mãi,
đi mỏi cả hai gối theo “đường mòn bụng ngựa” (Simacai theo tiếng dân tộc
là con đường đi chỉ rộng bằng bụng ngựa cái) mà vẫn chẳng thấy người
đâu. Quay lại thì trời cũng sập tối; cái lạnh Simacai đổ dồn về cùng
sương muối trắng xóa ụp ba thầy cô trong bức màn mù mịt. Những lúc ấy,
muốn đốt lửa lên mà sưởi cũng không được. Đành phải ôm chặt lấy nhau
chống lạnh.

Nhưng cũng trong những đêm nằm rừng lạc, lần đầu tiên các thầy cô người
Kinh được nghe bài ca người Mông vọng vào vách núi. Tiếng hát kéo dài
như bất tận, như từ thung sâu vút buồn bã. Những bài ca cô không biết
nghĩa, nhưng nó gợi lên nỗi cô đơn đến tận cùng.

Những lúc ấy, tôi chỉ bịt chặt hai tai lại, không nghe nữa. Vì nhà báo
bảo, giữa đêm sâu, nghe những âm thanh ấy, ai lại chẳng muốn về nhà với
gia đình, người thân?

Nhưng may mắn cho vùng cao Si; may mắn cho cả những người Mông rất mực
nguyên sơ trên vách núi, cô giáo Giang chưa từng bỏ cuộc. Bởi như chính
cô nói: “sáng sớm ra, khi gặp những đứa trẻ Mông không mặc quần, gùi
trên lưng bó củi to gấp đôi thân người, mình lại không sao đành lòng
được”. Chính suy nghĩ ấy đã dẫn người giáo viên nhỏ bé, da sạm đen vì
gió khô tiếp tục con đường của những Đankô thời đại mới. Họ cứ tìm; cứ
vạch đường trên tấm bản đồ tự chế, cứ hứng chịu một mình những tiếng
mắng nhiếc của người Mông đỉnh núi. Có khi còn bị bố mẹ học sinh vác gậy
đuổi vì sáng ra đã quấy rầy.
Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai 7aa%281%29
Cô Giang còn nhớ mãi lần lên đồi Sàn Chúng vận động Giàng A Vảng đến
lớp học. Vừa đến cửa, bố Vảng đã mắng ra sa sả:

- Tao không cho nó đi đâu. Nó còn phải ở nhà chăn trâu cho nhà tao. Chăn
trâu đến chợ còn bán được. Đi với cô giáo, nó chẳng được gì.

Rồi chẳng nghe ai nói nữa, người đàn ông Mèo Sàn Chúng xua cặp chó từ
nhà vọt ra đuổi khách. Cô giáo Kinh không biết phải làm sao; nên đành
phải lủi thủi cùng mấy thầy xuống bãi gần lều ngủ tạm. Suốt 2 ngày sau
đó, họ không làm cách nào cho người trong nhà hiểu được. Mà đàn chó vẫn
cứ gầm gừ dữ dội. Phải đến lần thứ ba, khi cố lên nhà thuyết phục, cô bị
chó cắn vào bàn tay; ông chủ nhà gầy quắt người Mông mới thôi sa sả
nói.

- Họ thấy mình bị cắn, máu chảy ướt cả tay áo thì cuống lên; cứ rối rít:
tao xin lỗi cô giáo, cô giáo đừng nói với trên, tao cho thằng Vảng đi
với cô. Nhưng cô phải hứa cho nó no cái bụng mới được. Mình lúc ấy vừa
sợ, vừa buồn cười, vừa vui. Hóa ra người Mông cũng có điểm yếu.

Từ sau lần nhận ra người Mông rất nể “trên”; các thầy cô Sín Chéng đã
kết hợp với trưởng thôn, trưởng bản; đi cùng để vận động. Tính tới nay,
với những nỗ lực của những thế hệ giáo viên đầu tiên ấy, 199/199 trẻ từ 6
- 10 tuổi của Sín Chéng đã ra lớp học. Tỷ lệ chuyên cần đạt 98%. (Số
liệu của Phòng giáo dục Simacai). Công việc băng rừng, tìm bản, đánh dấu
những tên làng, tên lán của lớp thầy cô 8 năm về trước giờ được ghi
nhận như một bài ca tuyệt đẹp trên đỉnh cao mây mù Simacai…

…và dàn hợp ca của những tấm lòng yêu trẻ

Khi còn ở trung tâm huyện lỵ, chúng tôi đã được những thầy cô trường dân
tộc nội trú nói rất nhiều về sự hy sinh của những đồng nghiệp cắm bản
dạy học trò trong những phân hiệu xa xôi. Chúng tôi cũng biết cái hạn
chót của dự án thu hút 135 đã hết; và đồng lương của những thầy cô người
Kinh sẽ giảm rất nhiều. Nhưng chúng tôi rất ít nghe về những người bỏ
nghề, bỏ bản về xuôi.

Với những con người ấy, hy sinh đã trở thành một bản năng tự nhiên nhất.
Những thầy cô trên đỉnh cao Simacai phải tự làm nhà để sống, tự dùng
đồng lương của mình cải thiện cho học sinh; và dùng trái tim để sưởi ấm
vùng cao toàn đá núi. Họ được gì và mất gì? Hiệu trưởng trường Sín Chéng
1 Đặng Phương Mai tâm sự:

- Bạn bè dưới xuôi ai cũng bảo chúng tôi là dở hơi vì toàn lo chuyện
thiên hạ. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Cứ mỗi dịp 20 – 11, nhìn học trò sặc
sỡ váy Mông, ngắt hoa dại trên rừng, tặng thầy cô mà cứ một mực: Này, cô
giáo; chúng tôi lại thấy việc làm của mình không vô nghĩa.



 

Những người vác tù và hàng tổng trên núi đá Simacai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài

Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
SMC24H - The House Of SMC24H Member .
Copyright © 2007 - 2010, by Xiao Long Y!M : ntn.design8x .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất